Thứ Tư, 29 tháng 6, 2016

HƯỚNG DẪN THẢO LUẬN MÔN KN LÃNH ĐẠO - QUẢN L Ý

Có  thể vào link sau :



CÂU HỎI THẢO LUẬN KỸ NĂNG LÃNH ĐẠO QUẢN LÝ 2016
(Áp dụng cho các lớp bắt đầu học môn KNLĐQL từ ngày 4/4/2016 trở đi)

Câu 1. Phân biệt lãnh đạo và quản lý? Trình bày những nội dung cơ bản của hoạt động lãnh đạo quản lý ở cơ sở? Người lãnh đạo quản lý cần có những phẩm chất gì để làm việc hiệu quả? Liên hệ thực tiễn các vấn đề trên ở đơn vị các anh chị hiện nay?
1.     Lý thuyết:
a.     Khái niệm lãnh đạo là hoạt động gây ảnh hưởng - mang tính định hướng –– tạo dựng niềm tin – thuyết phục  - người.
Lãnh đạo đại diện cho một tổ chức chính thức (khác với thủ lĩnh) ; chức danh lãnh đạo thường gắn với các cơ chế tín nhiệm (khác với thủ trưởng – được bổ nhiệm); lãnh đạo có điểm chung với các chính khách và lãnh tụ: điều khiển mọi người thông qua sức mạnh của ý chí, niềm tin; tuy nhiên chính khách chỉ thể hiện ở lĩnh vực cính trị, còn lãnh đạo thì thể hiện ở diện rộng hơn.
 Kỹ năng lãnh đạo được hình thành thông qua rèn luyện thực tiễn, tuy nhiên để có thể lãnh đạo được mọi người , nhà lãnh đạo cần phải có “chủ thuyết”; kỹ năng lãnh đạo đó chính là kỹ năng thuyết phục, là việc xây dựng uy tin để tạo niềm tin của mọi người, là kỹ năng tổ chức, hướng dẫn người khác cùng hoàn thành mục tiêu chung – hệ thống các tri thức nhất định qua đó có thể định hương tương lai cho tổ chức của mìnhvà quản lý
b.     Khái niệm quản lý là hoạt động mang tính kỹ thuật, được quy định trong khuôn khổ các thể chế nhất định, nhà quản lý sử dụng quyền lực – điều hành người khác – thông qua 3 loại quyền lực ( quyền lực tổ chức hành chính buộc mọi người tuân thủ – quyền lực vật chất và tinh thần để điều chỉnh, kích thích động cơ của mọi người)
Kỹ năng quản lý có thể được nghiên cứu và được chuyển giao cũng như đào tạo Hoạt động quản lý thường được thực hiện theo từng lĩnh vực chuyên môn cụ thể, mỗi lĩnh vực quản lý đồi hỏi các yêu cầu đặc thù về phương pháp, phương tiện, nguyên tắc , cách thức, quy trình và nguồn lực quản lý riêng
c.      Phân biệt lãnh đạo với quản lý theo các tiêu chí (4) Tính chất của ảnh hưởng –phương pháp sử dụng để ảnh hưởng – phương tiện sử dụng và đối tượng ảnh hưởng
d.     Quy trình lãnh đạo quản lý : PDCA
e.      Phầm chất cần thiết của người lãnh đạo quản lý ( tùy theo bài giảng)
2.     Thực tiễn:
a.     Giới thiệu tóm tắt về đơn vị công tác –. Thành lập từ .. có nhiệm vụ… Ban lãnh đạo thời kỳ cuối gồm:..
b.     Ban lãnh đạo  đã thể hiện chức năng lãnh đạo của mình:? (thông qua các tiêu chí so sánh giữa lãnh đạo và quản lý)
c.      Ban giám đốc thể hiện chức năng quản lý: ? ( thông qua các tiêu chí so sánh giữa lãnh đạo và quản lý)
d.     Quy trình thực hiện một mục tiêu mà ban lãnh đạo  đã đề ra và thực hiện trong năm qua ( cụ thể hóa từng giai đoạn P, D, C, A) nêu rõ chức năng quản lý và lãnh đạo đã thể hiện trong quy trình trên.
e.      Thực tiễn hoạt động lãnh đạo và quản lý của đơn vị cho thấy đòi hỏi những phẩm chất đặc thù nào ở người lãnh đạo?
Câu 2. Mục tiêu có ý nghĩa gì đối với một tổ chức? Căn cứ vào những yếu tố nào để người lãnh đạo quản lý xác định mục tiêu của đơn vị?. Đánh giá mục tiêu của đơn vị các anh chị hiện nay theo tiêu chí SMART.
1.     Lý thuyết (2đ)
a.     Khái niệm mục tiêu và phân biệt với mục đich
b.     Ý nghĩa của mục tiêu (4)
c.      Căn cứ của mục tiêu ( khách quan (3)– chủ quan(1))
d.     Giải thích 5 tiêu chí của mục tiêu - SMART
2.     Thực tiễn (8đ)
a.     Giới thiệu về đơn vị công tác – mục tiêu của đơn vị trong năm nay   ( nên lấy 1 mục tiêu cụ thể)
b.     Chứng minh 4 ý nghĩa của mục tiêu này
c.      Lý giải 2 căn cứ của mục tiêu này
d.     Chứng minh mục tiêu này đáp ứng tiêu chí SMART
Câu 3. Thế nào là phong cách lãnh đạo dân chủ? Liên hệ thực tiễn đơn vị các anh chị khi người lãnh đạo quản lý vận dụng phong cách dân chủ Người LĐQL cần làm gì và làm như thế nào để hình thành và rèn luyện phong cách này ở cơ sở?
1.     Lý thuyết (2đ)
a.     Khái niệm về phong cách lãnh đạo ; giới thiệu ngắn gọn về các kiểu phong cách lãnh đạo.
b.     Đặc điểm của phong cách lãnh đạo dân chủ
c.      Ưu điểm của phong cách này
d.     Nhược điểm của phong cách này
2.     Thực tiễn (8đ)
a.     Giới thiệu về đơn vị; tính chất của hoạt động của đơn vị; đặc điểm của tập thể cán bộ, nhân viên; đặc điểm tính cách của lãnh đạo bv
b.     Trong hoạt động lãnh đạo quản lý của mình trường hợp nào lãnh đạo nên áp dụng phong cách lãnh đạo dân chủ? Đối với những ai?
c.      Trong hoạt động lãnh đạo quản lý của đơn vị, trường hợp nào lãnh đạo áp dụng phong cách lãnh đạo dân chủ sẽ không phù hợp? Đối với những ai?
d.     Người lãnh đạo tại đơn vị rèn luyện nhân cách ( thông qua rèn luyện thái độ đối với công việc, đối với con người, bản thân và của cải vật chất) ra sao để hoàn thiện phong cách lãnh đạo dân chủ?
Câu 4. Những biểu hiện đặc trưng trong phong cách lãnh đạo của người lãnh đạo quản lý ở cơ sở được thể hiện như thế nào trong hoạt động lãnh đạo quản lý thực tiễn ở đơn vị các anh chị hiện nay ? Người LĐQL ở cơ sở cần làm gì và làm như thế nào…
1.     Lý thuyết (3đ)
a.     Khái niệm phong cách lãnh đạo
b.     Những đặc trưng của phong cách lãnh đạo ( trong quá trình ra quyết định và trong hoạt động quản lý (PDCA)) - phong cách lãnh đạo biểu hiện ở P, D, C, A
2.     Thực tiễn (7đ)
a.     Giới thiệu về lãnh đạo đơn vị mình
b.     Kiểu phong cách của lãnh đạo đơn vị mình thể hiện trong quá trình ra quyết định
c.      Kiểu phong cách của lãnh đạo đơn vị mình trong hoạt động lãnh đạo quản lý ( trong quá trình PDCA)
d.     Suy nghĩ về việc lãnh đạo đơn vị mình hoàn thiện tác phong làm việc (8 yêu cầu)
Câu 5. Người lãnh đạo quản lý thực hiện kỹ năng tuyên truyền thuyết phục nhằm hướng tới những mục tiêu gì? Để đạt hiệu quả những mục tiêu đó, người LĐQL cần lưu ý chuẩn bị những yếu tố nào? Liên hệ thực tiễn đơn vị           8
1.     Lý  thuyết (2đ)
a.     Khái niệm về tuyên truyền thuyết phục, đặc điểm của tuyên truyền thuyết phục
b.     Mục tiêu là gì? Mục tiêu của tuyên truyền thuyết phục(3)
c.      Những yếu tố chuẩn bị cho tuyên truyền thuyết phục (5)
2.     Liên hệ (8đ)
a.     Giới thiệu về đơn vị mình
b.     Tình huống khi Ban lãnh đạo cần triển khai công việc thông qua tuyên truyền thuyết phục
c.      Nhận xét về hiệu quả của tình huống này ( mục tiêu có đạt được không? Có chú ý chuẩn bị các yếu tố không)
Câu 6. Phân biệt giữa thông tin chính thức và thông tin không chính thức trong lãnh đạo quản lý? Phân tích quy trình và kỹ năng thu thập, xử lý thông tin bằng một ví dụ mà anh chị biết hoặc đã thực hiện trong thực tiễn. Qua đó, người lãnh đạo quản lý ở cơ sở cần lưu ý những vấn đề gì để việc thu thập và xử lý thông tin hiệu quả?
1.     Lý thuyết
a.     Thông tin, thông tin trong quản lý. Đặc điểm và phân loại
b.     Thông tin kct và ct (k - chính thức) – đặc điểm và vai trò trong lãnh đạo và quản lý.

2.     Quy trình thực tế.
a.      Xác định nhu cầu thông tin – mục tiêu thu thập và xử lý thông tin.

-        Chủ thể cần – có nhu cầu thông tin : 9h00 ngày 2/11/2015, Trưởng TT.VTTH yêu cầu
-        Hệ thống bảo đảm thông tin – chịu trách nhiệm thu thập và xử lý thông tin chuyên viên mạng báo cáo
-        Nội dung thông tin cần thu thập và xử lý tình hình sử dụng băng thông 7 ngày liên tiếp của các hướng kết nối internet quốc tế.
-        Thời hạn thu thập và xử lý thông tin:14h00 ngày 3/11/2015 phải có báo cáo gửi cho Trưởng TT.VTTH


-        b. Kế hoạch thu thập thông tin:
+        Xác định mục tiêu:
§        Lập báo cáo, thống kê băng thông 7 ngày liên tiếp (23/10/2015 đến 30/10/2015) các các hướng kết nối internet quốc tế
§        14h00 ngày 3/11/2015 gửi báo cáo để 15h00 ngày 3/11/2015 Trưởng TT.VTTH họp với các đối tác
+        Nơi nhận báo cáo: Trưởng TT.VTTH
+        Hình thức gửi báo cáo: gửi email nội dung báo cáo, thông tin bằng di động hoặc trực tiếp
+        Mẫu báo cáo: theo quy định ISO về báo cáo tình hình sử dụng băng thông
+        Xác định nguồn cung cấp thông tin:
§        Từ phần mềm giám sát băng thông PRTG
§        Các sensor thu thập lưu lượng các cổng kết nối trên các thiết bị mạng: sensor của các hướng kết nối internet quốc tế: VNPT Global, VDC, FPT, SPT
       + Xác định phương pháp thu thập thông tin: xuất thông kê hoặc xem trực tiếp trên website của phần mềm giám sát băng thông
+        Xác địnhngười thực hiện – thu thập thông tin : chuyên viên mạng
+        Xác định công cụ hỗ trợ:
§        Máy tính/laptop có kết nối mạng
§        Phần mềm exel, word
+        Xác định thời gian thực hiện:
§        9h00 đến 9h30 ngày 3/11/2015: thu thập thông tin
§        9h30 đến 10h00 ngày 3/11/2015: tính toán số liệu
§        10h00 đến 10h30 ngày 3/11/2015: làm báo cáo
§        14h00 ngày 3/11/2015: gửi báo cáo

C Thực hiện
a.      9h00 đến 9h30 ngày 3/11/2015: chuyên viên mạng đăng nhập phần mềm giám sát băng thông, vào mục “Report” chọn “Report by demand” để thực hiện xuất dữ liệu 7 ngày từ ngày 23/10/2015 đến 30/10/2015; hiệu chỉnh để xuất thông tin vừa biểu đồ, vừa dữ liệu; file xuất dạng pdf; xem trước nội dung gửi, sau đó gửi đến email của chuyên viên mạng (báo cáo này đã được chuyên viên mạng xây dựng trước đó, nên có đầy đủ 4 hướng kết nối cần xuất dữ liệu); đăng xuất khỏi hệ thống giám sát
b.      Xử lý thông tin 9h30 đến 10h00: chuyên viên mạng đăng nhập hệ thống email (microsoft outlook) để lấy nội dung báo cáo do phần mềm giám sát gửi; copy lưu lại 4 biểu đồ (thực tiễn) của 4 hướng kết nối internet trên; mở phần mềm exel - phân tích hiệu suất sử dụng băng thông (do chuyên viên mạng xậy dựng trước đó), copy bảng dữ liệu từng hướng tương ứng với từng tab đã định nghĩa trên phần mềm exel; mở tab biểu đồ phân tích, copy lại tất cả các biểu đồ; save bảng phân tích và đóng phần mềm; đăng xuất khỏi hệ thống mail
c.       10h00 đến 10h30: Mở mẫu báo cáo (bằng word) – có đầy đủ các thông tin: tiêu đề Công ty, tên báo cáo, người nhận báo cáo, thời gian gửi báo cáo, người gửi báo cáo, nội dung gửi (hiện trạng, phân tích, đề xuất),… thực hiện chép các biểu đồ vào các mục tương ứng
                          i.      Hiện trạng sử dụng băng thông 7 ngày liên tiếp: chép 4 biểu đồ lưu lượng thực tế của 4 hướng kết nối
                        ii.      Phân tích hiệu suất sử dụng: chép tất cả các biểu đồ phân tích
                      iii.      Đề xuất:
1.      Căn cứ: So sánh với tiêu chuẩn ngành, cam kết của công ty với khách hàng
2.      Nếu thiếu băng thông, đề xuất mua thêm, số lượng bằng với thông tin ở biểu đồ phân tích chỉ ra
3.      Nếu băng thông không cân đối giữa các hướng (hướng nhiều, hướng ít), đề xuất để hiệu chỉnh các thông số kỹ thuật trên hệ thống để cân chỉnh
                      iv.      Save báo cáo; đóng file
d.      Báo cáo kết quả thu thập và xử lý thông tin:14h00 ngày 3/11/2015: chuyên viên mạng đăng nhập hệ thống email, tạo mới email gửi cho Trưởng TT.VTTH, tựa đề: báo cáo tình hình sử dụng băng thông 7 ngày (23/10/2015 đến 30/10/2015) hướng quốc tế, đính kèm file (báo cáo) với các nội dụng đã thực hiện, nội dung email:
Kính gửi anh …,
Bộ phận mạng đã hoàn tất báo cáo như anh đã yêu cầu,
Trân trọng,
[Chữ ký điện tử của chuyên viên mạng – theo quy chuẩn của Công ty]
Thông báo trực tiếp hoặc gọi điện thoại thông tin cho Trưởng TT.VTTH đã gửi thông tin yêu cầu

Qua đó rút ra kết luận gì cho hoạt động lãnh đạo quản lý?
b.      Trường hợp trên: nguồn tin, độ chính xác của nguồn tin là quan trọng nhất; có lấy được thông tin chính xác mới có đề xuất sát với thực tiễn
c.       Trưởng TT.VTTH phải tin tưởng vào chuyên viên mạng được giao nhiệm vụ báo cáo, có tin tưởng thì bảng báo cáo mới thật sự có giá trị


Những phẩm chất cần có của người lãnh đạo, quản lý (


Lãnh đạo, quản lý là những khái niệm quan trọng trong khoa học về tổ chức - nhân sự. Môn nhân sự hiện đại đi sâu nghiên cứu, đã đưa ra những khái niệm sau:  Lãnh đạo là những hoạt động đề ra chủ trương, đường lối, tổ chức thực hiện và tác động vào những người khác, nhằm hướng đến mục tiêu chung. Mọi thành viên tin tưởng tôn trọng và tuân thủ một cách tự giác. Kết quả của sự lãnh đạo mang đến lợi ích chung cho tổ chức và mọi thành viên.
Quản lý là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, điều hành và kiểm soát. Quản lý cần trả lời câu hỏi: Ai quản lý, quản lý cái gì và quản lý như thế nào? Như vậy, lãnh đạo và quản lý là hai khái niệm khác nhau với nội hàm khác nhau, được đa số các nhà chuyên môn cho rằng: Lãnh đạo là tìm ra định hướng mới, thông qua phát triển con người một cách tự giác. Quản lý là dùng các nguyên tắc có sẵn để tác động đến công việc, con người, nhằm hoàn thành mục tiêu đã định trước một cách hiệu quả nhất. Song, trong thực tế còn nhiều nhầm lẫn và thường đồng nhất chúng là một.
Nhà lãnh đạo và nhà quản lý cũng là 2 khái niệm khác nhau, sự phân biệt cũng khó khăn và thường hay nhầm lẫn. Nhà lãnh đạo được mô tả là người “tìm đường”, nhà quản lý là người “đi đường”. Nhà lãnh đạo tạo từ “cái không” ra “cái có” và nhà quản lý thì giữ “cái có” cho đừng mất đi thành “cái không”. Nhà lãnh đạo cần có tầm nhìn, lòng tin, sáng tạo, can đảm, khả năng nhóm lửa trong lòng những người theo mình. Nhà quản lý cần quy tắc, phương thức sử dụng những quy tắc này để duy trì và phát triển tổ chức.
Người lãnh đạo có vai trò quan trọng, là người đại diện, là linh hồn của tổ chức và là người dẫn dắt tổ chức đó đến thành công. Mọi việc ổn định hay rắc rối, đoàn kết hay mâu thuẫn, thành công hay thất bại đều do việc lựa chọn, sắp xếp và bố trí con người có thích hợp hay không và có đúng năng lực, sở trường chuyên môn của họ hay không. Đó chính là việc có biết cách dùng người hay không. Bác Hồ từng khẳng định: Cán bộ nào, phong trào nấy. ở đâu có cán bộ tốt, thì mọi việc đều thành công. Cách dùng người là việc quan trọng nhất của người lãnh đạo, của người đứng đầu một tổ chức, một đất nước.
Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về những tố chất cần có của người lãnh đạo, quản lý. Họ cho rằng thực chất công việc lãnh đạo là tầm nhìn, cảm hứng và ảnh hưởng, sức lôi cuốn, sự dẫn dắt trong tổ chức. Ba nhiệm vụ này kết hợp với nhau, tạo nên sự khác biệt của một nhà lãnh đạo, quản lý với bất kỳ ai. Họ thống nhất kết luận, để thành người lãnh đạo, quản lý giỏi đều cần có những phẩm chất chủ yếu sau:

Lòng trung thành, tính chính trực và tạo niềm tin cho người khác. Đây là yếu tố quan trọng đầu tiên. Người lãnh đạo, quản lý phải luôn trung thành với lý tưởng, mục tiêu và lợi ích quốc gia, đó là lương tâm, là lẽ sống. Không vì bất cứ lợi ích cá nhân nào mà quên đi lợi ích và lý tưởng, mục đích cao cả của toàn dân tộc. Nhà lãnh đạo, quản lý chân chính luôn sẵn sàng phục vụ mọi người vì động lực của họ là tình yêu với Tổ quốc, với con người cao hơn sự khát khao vinh quang cho bản thân. Chính trực là điều công chúng mong đợi. Hai chuyên gia nổi tiếng của Mỹ là Kouzes và Posner đã nghiên cứu suốt 20 năm về phẩm chất riêng của người lãnh đạo. Các ông đưa ra 4 loại phẩm chất đầu tiên và quan trọng là: Thành thực, có tầm nhìn, biết khuyến khích nhân tài và có năng lực vượt trội. Trong đó thành thực là điều kiện số một, là yêu cầu đầu tiên, nguyên tắc cao nhất của người lãnh đạo. ở Việt Nam tiêu chí lựa chọn người lãnh đạo, quản lý là phải có đức và tài, mà đức là gốc. Để tạo được niềm tin, người lãnh đạo, quản lý bằng lời nói, hành động phải chiếm được sự tín nhiệm của công chúng. Nếu không, sẽ không có ai theo. Tín nhiệm nghĩa là niềm tin vững chắc vào nhà lãnh đạo, quản lý đó và những gì anh ta nói là một, tin vào sự nhất quán của người lãnh đạo, quản lý.

Tầm nhìn xa, năng lực vượt trội, óc sáng tạo, trí thông minh. Tầm nhìn của nhà lãnh đạo, quản lý phải trên những phân tích thực tế, khách quan, nắm bắt thời cơ, dự đoán tình hình và những ý tưởng hơn hẳn mọi người trước những thay đổi để định hướng và có những biện pháp phù hợp cho tổ chức, đơn vị, địa phương mình tiến lên. Người lãnh đạo, quản lý phải luôn tư duy, tìm tòi, tạo ra cái mới, cái khác lạ có giá trị cho sự phát triển của con người và xã hội, cải tạo cái cũ, lạc hậu. Sáng tạo có thể xuất phát từ chính niềm đam mê cộng với trí thông minh để khám phá, chinh phục cái mới. Tương lai nằm trong tay những người có tầm nhìn xa trông rộng.

Niềm say mê, có lửa trong lòng. Không có sự say mê, không có nhiệt huyết thì một nhà lãnh đạo, quản lý sẽ không thể có được những quyết định táo bạo và tâm huyết. Nhà lãnh đạo, quản lý phải có động cơ mạnh mẽ, sự đam mê mãnh liệt và lòng kiên nhẫn trong việc đạt được mục đích đề ra, khả năng quyết đoán, dám làm và tính sáng tạo độc đáo trong cách giải quyết vấn đề.

Nghị lực và lòng dũng cảm. Chỉ có những người có nghị lực và lòng dũng cảm mới không nản chí trước những khó khăn, không khuất phục trước những uy lực, không sa ngã trước những cám dỗ và họ luôn tìm ra những giải pháp thông minh, sáng tạo. Họ phải dũng cảm và cương quyết trong các vấn đề liên quan đến sự sinh tồn và phát triển của tổ chức, đơn vị và địa phương mình.

Sự hiểu biết và tính ham học hỏi. Người lãnh đạo, quản lý không thể lãnh đạo tốt nếu họ không hiểu biết. Chỉ có sự hiểu biết mới làm cho mọi người kính phục và tự nguyện đi theo mình. Tuy nhiên, người lãnh đạo, quản lý không phải cái gì cũng biết, cái gì cũng giỏi. Sự hiểu biết của người lãnh đạo, quản lý chính là tập hợp sự hiểu biết của mọi người, đó chính là biết dùng những người tài giỏi, biết thực sự học hỏi mọi người.

Khả năng truyền cảm hứng. Nhà lãnh đạo, quản lý phải truyền được nhiệt huyết và ý tưởng của mình sang mọi người, để mọi người cùng hiểu, cùng quyết tâm và cùng hành động để giành được thắng lợi.

Tận tâm và tính gương mẫu. Người lãnh đạo, quản lý không chỉ dồn hết sức lực, trí tuệ với trách nhiệm cao của mình cho mục tiêu, công việc đã định mà còn biết phát huy trí tuệ của tập thể mà mình luôn là chỗ dựa, là tấm gương của mọi người.

Kiên định, tự tin. Kiên định không phải là bướng bỉnh, ngang tàng và nhất định không phải là ngông cuồng. Luôn tự tin vào chính mình và tự tin vào tập thể.

Biết lắng nghe. Người lãnh đạo, quản lý phải chạm tới trái tim người khác trước khi có thể lãnh đạo, quản lý họ. Nhưng để có thể chạm vào trái tim người khác thì anh ta phải biết có cái gì bên trong đó, bằng cách lắng nghe. Đôi tai của người lãnh đạo, quản lý phải âm vang giọng nói của mọi người.

Sẵn sàng chấp nhận rủi ro. Người lãnh đạo, quản lý tài năng là người biết chấp nhận những rủi ro và biết đứng dậy mỗi lần vấp ngã mà không bi quan, tiêu cực.
Với tinh thần dân chủ, đổi mới trong Đảng, nghiêm túc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) chúng ta sẽ xây dựng được đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp của Đảng và Nhà nước có đủ phẩm chất và năng lực gánh vác và hoàn thành nhiệm vụ cách mạng trong tình hình mới.
TS. Lê xuân Lịch
Nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Địa phương I, BTCTƯ

Thực hiện tốt khâu chuẩn bị - chìa khóa thành công của tuyên truyền, thuyết phục

Tuyên truyền, thuyết phục là quá trình tác động có chủ đích của chủ thể (cá nhân, nhóm, tổ chức…) nhằm làm thay đổi nhận thức, thái độ và hành vi của khách thể (cá nhân, nhóm xã hội, tổ chức, cộng đồng xã hội). Về vai trò, ý nghĩa của công tác tuyên truyền, thuyết phục, Chủ nghĩa Mác – Lênin đã khẳng định: “Vũ khí của sự phê phán cố nhiên không thể thay thế được sự phê phán của vũ khí, lực lượng vật chất chỉ có thể bị đánh đổ bởi lực lượng vật chất, nhưng lý luận cũng sẽ trở thành lực lượng vật chất, một khi nó thâm nhập vào quần chúng

Thứ Hai, 27 tháng 6, 2016

CÂU HỎI THẢO LUẬN MÔN KN LÃNH ĐẠO- QUẢN LÝ

CÂU HỎI THẢO LUẬN KỸ NĂNG LÃNH ĐẠO QUẢN LÝ 2016
(Áp dụng cho các lớp bắt đầu học môn KNLĐQL từ ngày 4/4/2016 trở đi)

Câu 1. Phân biệt lãnh đạo và quản lý? Trình bày những nội dung cơ bản của hoạt động lãnh đạo quản lý ở cơ sở? Người lãnh đạo quản lý cần có những phẩm chất gì để làm việc hiệu quả? Liên hệ thực tiễn các vấn đề trên ở đơn vị các anh chị hiện nay?

Câu 2. Mục tiêu có ý nghĩa gì đối với một tổ chức? Căn cứ vào những yếu tố nào để người lãnh đạo quản lý xác định mục tiêu của đơn vị? Liên hệ thực tiễn các vấn đề trên. Đánh giá mục tiêu của đơn vị các anh chị hiện nay theo tiêu chí SMART.


Câu 3. Thế nào là phong cách lãnh đạo dân chủ? Liên hệ thực tiễn đơn vị các anh chị khi người lãnh đạo quản lý vận dụng phong cách này? Người LĐQL cần làm gì và làm như thế nào để hình thành và rèn luyện phong cách này ở cơ sở?


Câu 4. Những biểu hiện đặc trưng trong phong cách lãnh đạo của người lãnh đạo quản lý ở cơ sở được thể hiện như thế nào trong hoạt động lãnh đạo quản lý thực tiễn ở đơn vị các anh chị hiện nay? Người LĐQL ở cơ sở cần làm gì và làm như thế nào để rèn luyện những biểu hiện đó? Cụ thể ở đơn vị các anh chị?


Câu 5. Người lãnh đạo quản lý thực hiện kỹ năng tuyên truyền thuyết phục nhằm hướng tới những mục tiêu gì? Để đạt hiệu quả những mục tiêu đó, người LĐQL cần lưu ý chuẩn bị những yếu tố nào? Liên hệ thực tiễn đơn vị các vấn đề trên qua ví dụ cụ thể.


Câu 6. Phân biệt giữa thông tin chính thức và thông tin không chính thức trong lãnh đạo quản lý? Phân tích quy trình và kỹ năng thu thập, xử lý thông tin bằng một ví dụ mà anh chị biết hoặc đã thực hiện trong thực tiễn. Qua đó, người lãnh đạo quản lý ở cơ sở cần lưu ý những vấn đề gì để việc thu thập và xử lý thông tin hiệu quả?


Câu 7. Nêu ví dụ cụ thể vận dụng các giai đoạn của sáng kiến ban hành quyết định trong hoạt động lãnh đạo quản lý thực tiễn ở đơn vị các anh chị hiện nay? Ra quyết định LĐQL cần đáp ứng những yêu cầu cơ bản nào? Liên hệ các yêu cầu này với ví dụ vừa nêu trên.


Câu 8. Trình bày quy trình tổ chức thực hiện quyết định lãnh đạo quản lý. Nêu ví dụ cụ thể trong hoạt động  thực tiễn ở đơn vị các anh chị hiện nay. Trong quy trình trên, theo anh chị khâu nào là khâu quan trọng nhất? Vì sao?


Câu 9. Trình bày những nguyên tắc cơ bản trong đánh giá cán bộ? Liên hệ thực tiễn đơn vị các anh chị trong việc vận dụng những nguyên tắc  này. Người LĐQL cần làm gì để khắc phục những hạn chế trong đánh giá cán bộ ở cơ sở hiện nay?


Câu 10. Để thiết kế công việc hiệu quả, người lãnh đạo quản lý cần đảm bảo những yêu cầu nào? Liên hệ thực tiễn đơn vị. Hãy lập bảng mô tả công việc và bản tiêu chuẩn công việc cho một vị trí công tác cụ thể tại đơn vị anh chị hiện nay.


Câu 11. Cuộc họp có ý nghĩa như thế nào trong hoạt động lãnh đạo quản lý? Liên hệ thực tiễn việc tổ chức cuộc họp và việc thực hiện nhiệm vụ của các thành phần: người chủ trì, người tham gia cuộc họp ở đơn vị các anh chị hiện nay? Cần có những biện pháp gì để tổ chức cuộc họp hiệu quả?


Câu 12. Phân tích các yêu cầu về nội dung và thể thức đối với văn bản quản lý hành chính nhà nước. Hãy soạn thảo một văn bản đáp ứng các yêu cầu đó, gắn với hoạt động thực tiễn ở đơn vị các anh chị hiện nay.



Mail đến lúc 22g 31 ph nên đăng bài trễ



Thứ Sáu, 24 tháng 6, 2016

LỊCH THI MÔN NVĐCB CỦA TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH


Thứ Năm ngày 30 tháng 6 năm 2016 

Chúc tất cả chúng ta thi tốt ! 

THỜI KHÓA BIỂU MÔN KỸ NĂNG LÃNH ĐẠO - QUẢN LÝ

                                                                                                                                                                 
Khoa : Dân vận
Khối lớp : Trung cấp Lý luận Chính trị- Hành chính VHVL                                                                
Tên lớp : Gò Vấp ( H 498)         Sĩ số : 100                  
Bắt đầu học : 24 /06/ 2016  Kết thúc ngày 03/ 08/ 2016
Địa điểm học : TTBD CT Quận Gò Vấp

Ngày học
Nội dung
Giảng viên
Số tiết

24/06/2016
Thứ Sáu
Hoạt động lãnh đạo, quản lý của cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở
Phong cách lãnh đạo của cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở  
Thạc sĩ
Vũ Thế Truyền
Cả ngày
27/06/2016
Thứ Hai
Kỹ năng thu thập và xử lý thông tin trong lãnh đạo, quản lý của cán bộ cấp cơ sở
Xử lý tình huống chính trị- XH ở cấp cơ sở
Thạc sĩ
Vũ Thế Truyền
Cả ngày
28/06/2016
Thứ Ba
Kỹ năng ra quyết định và tổ chức thực hiện quyết định của cán bộ lãnh đạo cấp cơ sở
Đánh giá và sử dụng cán bộ ở cấp cơ sở       
TS Đinh Phương Duy
Cả ngày
29/06/2016
Thứ Tư

Sáng  :  Thảo luận

Chiều : Thảo luận ( có 1 lần kiểm tra điều kiện)
TS Nguyễn Chí Trung
Ths Nguyễn Diệu Thảo Nguyên
Cả ngày
01/08/2016
Thứ Hai
Kỹ năng soạn thảo văn bản

Bài tập soạn thảo văn bản
Giáo viên mời
Cả ngày
02/08/2016
Thứ Ba
Kỹ năng tuyên truyền, thuyết phục của cán bộ lãnh đạo, quản lý cơ sở                

Kỹ năng điều hành công sở ở cơ sở
Giáo viên mời
Cả ngày
03/08/2016
Thứ Tư
Sáng : Thảo luận              

Chiều :  Thảo luận
TS Nguyễn Chí Trung
Ths Nguyễn Diệu Thảo Nguyên
Cả ngày
04- 08 – 2016 đến
09- 08- 2016
Ở nhà ôn thi



10/08/2016
Thứ Tư
Thi hết môn này   





.