Chủ Nhật, 28 tháng 8, 2016

QUYẾT ĐỊNH SỐ 09/ 2015 TTg : QUY CHẾ 1 CỬA 1 DẤU

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Số: 09/2015/QĐ-TTg
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 25 tháng 03 năm 2015                          
QUYẾT ĐỊNH
Ban hành Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông
tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương
_______________

NGHỊ ĐỊNH 63/ 2010 KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

CHÍNH PHỦ
________
Số: 63/2010/NĐ-CP
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
______________________________________
Hà Nội, ngày  08  tháng  6  năm 2010

NGHỊ ĐỊNH
Về kiểm soát thủ tục hành chính
_________

CHÍNH PHỦ

QUYẾT ĐỊNH SỐ 25/ 2012 CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
Số: 25/2012/QĐ-UBND
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 22 tháng 6 năm 2012

QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2011 - 2020
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGHỊ QUYẾT 30 c/ NQ-CP

CHÍNH PHỦ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 30c/NQ-CP
Hà Nội, ngày 08 tháng 11 năm 2011

NGHỊ QUYẾT
BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH TỔNG THỂ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC GIAI ĐOẠN 2011 - 2020
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ,
QUYẾT NGHỊ:

Chủ Nhật, 21 tháng 8, 2016

Thứ Bảy, 20 tháng 8, 2016

CÂU HỎI THẢO LUẬN MÔN QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH

HỌC VIỆN CÁN BỘ TPHCM

KHOA QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH


CÂU HỎI THẢO LUẬN PHẦN 1

Câu 1:  
          Có ý kiến cho rằng : “Thực thi quyền hành pháp là nội dung cơ bản nhất của hoạt động QLHCNN.” Dựa trên kiến thức đã học, theo anh, chị ý kiến này có đúng không? Vì sao?

Câu 2:
Phân tích quan điểm “Quản lý hành chính nhà nước là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực nhà nước”. Cho ví dụ minh họa.

Câu 3:
Anh (chị) hãy phân tích chủ thể, khách thể quản lý hành chính nhà nước? Cho ví dụ minh họa.

Câu 4:
Phân biệt khiếu nại và tố cáo?

Câu 5: Tình huống khiếu nại
Ông Lê Văn A (sinh năm 1960), cư trú tại Thôn 1, xã X, huyện Y, tỉnh Z bị UBND huyện Y thu hồi 2 ha đất nông nghiệp trồng cây lâu năm (Quyết định thu hồi đất do Chủ tịch UBND huyện Y ký). Ông A không đồng ý và làm đơn khiếu nại. Anh (chị) hãy xác định:
1. Ai là người khiếu nại, bị khiếu nại và đối tượng khiếu nại?
2. Người có thẩm quyền giải quyết đơn khiếu nại của Ông A là ai?
3. Trình tự, thủ tục giải quyết (lần đầu) vụ việc nêu trên như thế nào?

Câu 6:
Anh (chị) hiểu như thế nào về nguyên tắc tiếp công dân: phải bảo đảm công khai, dân chủ, kịp thời, thủ tục đơn giản, thuận tiện? Liên hệ thực tiễn tại cơ quan đơn vị hoặc địa phương nơi anh (chị) làm việc, sinh sống.

Câu 7: Tình huống xử phạt:
Ông A (sinh năm 1965), ngụ tại phường X trong cùng một lần vi phạm đã thực hiện hai hành vi vi phạm hành chính. Một hành vi có mức xử phạt từ 1 đến 3 triệu, một hành vi có mức xử phạt từ 2 đến 5 triệu). Các yếu tố khác đều phù hợp với quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. Chủ tịch UBND phường X đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm của Ông A nêu trên, với mức phạt là 5,5 triệu. Anh (chị) hãy xác định:
1.Chủ tịch UBND phường ra quyết định xử phạt  đúng hay sai? Có phù hợp thẩm quyền không? Vì sao?
2.Trình tự, thủ tục xử phạt vụ việc nêu trên được thực hiện như thế nào?

Câu 8:
Trong các yếu tố cấu thành nền hành chính, theo anh, chị yếu tố nào đóng vai trò quyết định? Vì sao?

Câu 9:
Trong các nhiệm vụ cải cách hành chính theo anh, chị nhiệm vụ nào là quan trọng nhất trong giai đoạn hiện nay? Vì sao?

Câu 10:
Trong các nhiệm vụ cải cách hành chính, theo anh (chị) nhiệm vụ nào còn bất cập tại cơ quan của các anh (chị), vì sao? Hãy nêu nguyên nhân và đề xuất giải pháp.
Lưu ý:
1. Học viên phải làm đề cương cho tất cả các câu hỏi thảo luận bằng cách tự viết trên giấy A4 (không đánh máy hoặc photo) để trình cho giảng viên khi thảo luận;
2. Phần trả lời các câu hỏi:
+ Nêu khái niệm (nếu có);
+ Các nội dung, quan điểm hoặc bài tập tình huống chỉ nêu các ý ngắn gọn làm cơ sở cho việc phát biểu khi thảo luận, không viết dàn trải, dài dòng;
+ Khi thực hiện thảo luận không đọc tài liệu, kể lể, trình bày dài dòng, chủ yếu trao đổi các ý theo đề cương và thực hiện việc tranh luận.
3. Giảng viên phụ trách thảo luận kiểm tra và ký duyệt vào đề cương. Học viên chỉ được ký vào Danh sách nộp đề cương sau khi giảng viên ký duyệt.


CÂU HỎI THẢO LUẬN PHẦN 2
Câu 1:
Phân tích trình tự lập và triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở cơ sở. Liên hệ hoạt động này tại địa phương hoặc đơn vị nơi anh (chị) công tác hoặc sinh sống.

Câu 2:
Phân tích khái niệm, nguyên tắc và phương pháp quản lý nhà nước về kinh tế. Tại sao trong hoạt động quản lý nhà nước về kinh tế trong giai đoạn hiện nay thì phương thức hành chính trực tiếp ít được sử dụng, trong khi đó phương thức gián tiếp (thông qua thị trường) được sử dụng nhiều hơn?

Câu 3: 
Thế nào là ngân sách nhà nước? Ngân sách nhà nước được phân cấp quản lý như thế nào? Làm rõ nguồn thu và nhiệm vụ chi của ngân sách cấp xã. Việc cấp bổ sung ngân sách được thực hiện trong những trường hợp nào? Theo anh (chị) đâu là giải pháp để tăng nguồn thu và quản lý chi tiêu ngân sách nhà nước tiết kiệm và hiệu quả?

Câu 4:
Trong 3 lĩnh vực quản lý nhà nước về văn hoá, giáo dục và y tế. Theo anh (chị)  quản lý nhà nước trong lĩnh vực nào còn nhiều bất cập? Đề xuất giải pháp khắc phục.

Câu 5:
Thế nào là quản lý nhà nước về xây dựng? Những cơ quan nhà nước nào có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng? Nếu trong quá trình xây dựng xảy ra tranh chấp đất đai thì cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết; trình tự, thủ tục, thời hạn giải quyết như thế nào?

Câu 6: Anh (chị) hãy:
a)  Làm rõ các khái niệm:
- Hộ tịch;
- Hộ khẩu;
- Công chứng;
- Chứng thực.
b) So sánh hoạt động quản lý:
- Hộ tịch với hộ khẩu;
- Công chứng với chứng thực.

Câu 7: Một số tình huống quản lý hành chính
Tình huống 1:
Ông A (45 tuổi, cư trú tại phường A, Quận X, Thành phố Y) ký tên sẵn vào bản cam kết và nhờ cháu ruột đến UBND Phường B, Quận X chứng thực chữ ký của mình. Theo anh (chị) UBND Phường B xử lý vụ việc này như thế nào?

Tình huống 2:
Ông Nguyễn Văn A (20 tuổi, cư trú tại Phường X, Quận Y, Thành phố H) đi Thái Lan giải phẫu chuyển giới và trở thành 1 người phụ nữ rất xinh đẹp và duyên dáng. Khi về ViệtNam, ông A đến UBND Phường X yêu cầu cải chính hộ tịch từ nam sang nữ. Theo anh/chị yêu cầu đó của ông A có được giải quyết không? Vì sao? (theo NĐ 88/2008/NĐ-CP và Điều 36 và Điều 37 BLDS 2015, có HL ngày 01/01/2017).

Tình huống 3:
Ông Lê Văn B (40 tuổi, cư trú tại số nhà 125 đường PTH, Phường X, Quận Y, Thành phố Z) được UBND Quận Y cấp giấy phép XD nhà ở. Trong quá trình XD, ông B làm sai giấy phép và đã lấn sang đất của hộ bà Trần Thị C (với diện tích 0,15m x 20m). Nhiều lần bà C yêu cầu ông B trả lại phần đất lấn chiếm nhưng ông B không chịu. Bà C đã làm đơn đề nghị các cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết. Anh (chị) hãy xác định:
1.     Vụ việc nêu trên là gì? Bà C phải viết đơn như thế nào?
2.     Bà C phải gửi đơn đến đâu? Những cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết?
3.     Trình tự, thủ tục và thời hạn giải quyết như thế nào?
4.     Quan điểm của anh (chị) về giải quyết vụ việc này như thế nào?


KHOA QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH

Lưu ý:
1. Học viên phải làm đề cương cho tất cả các câu hỏi thảo luận bằng cách tự viết trên giấy A4 (không đánh máy hoặc photo) để trình cho giảng viên khi thảo luận;
2. Phần trả lời các câu hỏi:
+ Nêu khái niệm (nếu có);
+ Các nội dung, quan điểm hoặc bài tập tình huống chỉ nêu các ý ngắn gọn làm cơ sở cho việc phát biểu khi thảo luận, không viết dàn trải, dài dòng;
+ Khi thực hiện thảo luận không đọc tài liệu, kể lể, trình bày dài dòng, chủ yếu trao đổi các ý theo đề cương và thực hiện việc tranh luận.
3. Giảng viên phụ trách thảo luận kiểm tra và ký duyệt vào đề cương. Học viên chỉ được ký vào Danh sách nộp đề cương sau khi giảng viên ký duyệt.


( Đây là câu hỏi thảo luận nhận được từ Thầy Cô Khoa Quản lý Hành chính Nhà nước- Học viện Cán bộ TPHCM  )

Thứ Tư, 10 tháng 8, 2016

HỘI ĐỒNG TƯ VẤN CỦA MTTQ VN

 GIỚI THIỆU CÁC HỘI ĐỒNG TƯ VẤN CỦA ỦY BAN TRUNG ƯƠNG MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM
   Hội đồng tư vấn về lĩnh vực Văn hoá - Xã hội
   Hội đồng tư vấn về Đối ngoại và Kiều bào
   Hội đồng tư vấn về Kinh tế
   Hội đồng tư vấn về Dân tộc
   Hội đồng tư vấn về Khoa học - Giáo dục
   Hội đồng tư vấn về Tôn giáo
   Hội đồng tư vấn về Dân chủ Pháp luật

 HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC HỘI ĐỒNG TƯ VẤN CỦA ỦY BAN TRUNG ƯƠNG MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM

CÁC CHƯƠNG TRÌNH PHỐI HỢP CỦA MTTQVN

Anh Chị nhấp chuột vào dòng chữ nổi thì sẽ hiện ra nội dung từng chương trình
  1.  CHƯƠNG TRÌNH TOÀN DÂN THAM GIA PHÒNG CHỐNG TỘI PHẠM, MA TUÝ, MẠI DÂM VÀ  HIV/AIDS
  2.  CHƯƠNG TRÌNH PHỐI HỢP THỰC HIỆN CÔNG TÁC DÂN SỐ- KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH & PHÒNG CHỐNG TÁC HẠI CỦA THUỐC LÁ 
  3.   BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
  4.  TOÀN DÂN THAM GIA BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO QUỐC GIA
  5.   AN TOÀN GIAO THÔNG
  6.  CHƯƠNG TRÌNH BẢO HIỂM Y TẾ

BIỂU TRƯNG CỦA MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM

Biểu trưng hình tròn tượng trưng cho khối thống nhất dân tộc chung mục đích xây dựng một nước Việt Nam dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.
Nền biểu trưng là lá cờ tổ quốc với sao vàng trên nền đỏ.
Hoa sen trắng cách điệu tượng trưng chohình tượng Hồ chủ tịch, vị lãnh tụ vĩ đại, người đã sáng lập ra Mặt trận Dân tộc thống nhất nay là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Những cánh sen liên kết thành một khối chính là sự đoàn kết thống nhất chính trị của tất cả người Việt Nam yêu nước.
Đường ngoài vòng cung cách điệu hai nhánh lúa nâng dòng chữ Mặt trận Tổ quốc.
Phía dưới là nửa bánh xe cách điệu tượng trưng cho giai cấp công nhân, giai cấp tiên phong trong sự nghiệp cách mạng

CÁC TỔ CHỨC THÀNH VIÊN CỦA MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM

CÁC TỔ CHỨC THÀNH VIÊN CỦA
 MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM

MỐI QUAN HỆ GIỮA MẶT TRẬN VÀ CÁC THÀNH VIÊN TRONG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ

a/ Mối quan hệ giữa Đảng với Mặt trận có một đặc điểm đáng chú ý: Đảng vừa là thành viên, vừa là người lãnh đạo Mặt trận

Thứ Ba, 9 tháng 8, 2016

THÔNG BÁO MỚI

Ngày mai  thứ Tư ( 10 - 8- 2016 )

Buổi Sáng : nghỉ 

Buổi Chiều :     đi học bình thường 





MỘT SỐ TÀI LIỆU THAM KHẢO TỪ LỚP BẠN

CÂU HỎI THẢO LUẬN MÔN NVCT MẶT TRẬN VÀ ĐOÀN THỂ Ở CƠ SỞ

https://drive.google.com/file/d/0B0QyBxroF3tgelpCcHdJRzhGQkU/view?usp=sharing



HỌC VIỆN CÁN BỘ TP HỒ CHÍ MINH
KHOA DÂN VẬN VÀ CÔNG TÁC XÃ HỘI

CÂU HỎI THẢO LUẬN

HỌC PHẦN :
NGHIỆP VỤ CÔNG TÁC MẶT TRẬN TỔ QUỐC VÀ ĐOÀN THỂ  NHÂN DÂN Ở CƠ SỞ

Câu 1: Anh (chị) hãy phân tích vị trí, vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Liên hệ thực tế ở cơ sở.

Câu 2: Anh (chị) hãy phân tích Quyền và trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và liên hệ việc thực hiện các nội dung này ở địa phương mình.

 Câu 3: Anh (chi) hãy phân tích vị trí, vai trò của giai cấp công nhân Việt Nam và mục tiêu xây dựng giai cấp công nhân trong giai đọan hiện nay.

Câu 4: Anh (chị) hãy phân tích quan điểm: "Xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của toàn xã hội và sự nỗ lực vươn lên của bản thân mỗi người công nhân, sự tham gia đóng góp tích cực của người sử dụng lao động”. Liên hệ thực tiễn ở cơ sở.

 Câu 5: Anh (chị) hãy phân tích vai trò của Đòan Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Liên hệ thực tiễn ở cơ sở.

Câu 6: Anh (chị) hãy phân tích chức năng, nhiệm vụ của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam. Liên hệ thực tế ở cơ sở.

Câu 7:  Anh (chị) hãy phân tích nhiệm vụ của Hội Cựu chiến binh ở cơ sở. Liên hệ việc thực hiện nhiệm vụ này ở địa phương, cơ quan anh ( chị).

Câu 8: Anh (chị) hãy phân tích nhiệm vụ của Hội Nông dân Việt Nam. Liên hệ thực tế ở cơ sở.





ảnh lấy từ trang lớp h 439

2 BÀI GIẢNG MÔN MẶT TRẬN ( THẦY LIÊN MINH THIỆN )








Thứ Tư, 3 tháng 8, 2016

LỊCH HỌC MÔN NVĐCB VỀ QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

Khoa : Quản lý hành chánh Nhà nước
Bắt đầu học : 20 /08/ 2016  Kết thúc ngày 15/ 10/ 2016

Ngày học
Nội dung
Giảng viên
Số tiết

20/08/2016
Thứ Bảy
Lý luận về quản lý hành chính Nhà nước
Tiếp công dân và giải quyết khiếu nại tố cáo ở cơ sở
Thạc sĩ
Nguyễn Thị Bưởi

Cả ngày
27/08/2016
Thứ Bảy
Kiểm tra, xử phạt, cưỡng chế hành chính ở cơ sở
Một số vấn đề về cải cách hành chính  ở cơ sở
Thạc sĩ
Nguyễn Thị Phương Oanh
Cả ngày
10/09/2016
Thứ Bảy
Quản lý cán bộ, công chức ở cơ sở

Ths Trần Hoàng Hạnh

Sáng
17/09/2016
Thứ Bảy

Sáng :  Thảo luận

Chiều : Thảo luận
Ths Nguyễn Khánh Chi

Phan Thị  Thu Nga

Cả ngày
24/09/2016
Thứ Bảy
Xây dựng kế hoạch phát triển KT-XH ở cơ sở

Quản lý hoạt động  VH- GD – Y tế ở cơ sở

TS Phan Hải Hồ
Cả ngày
01/10/2016
Thứ Bảy

Quản lý hoạt động kinh tế ở cơ sở  

Quản lý ngân sách địa phương
TS Nguyễn Văn Nhứt
Cả ngày
08/10/2016
Thứ Bảy

Quản lý đất đai, địa giới hành chính và xây dựng ở cơ sở

Quản lý hành chính tư pháp ở cơ sở
Ths Nguyễn Xuân Cương
Cả ngày
15/10/2016
Thứ Bảy
Sáng :  Thảo luận

Chiều : Thảo luận
Bùi Ngọc Sâm

Ths Đặng Thanh Tuyền

Cả ngày
29/10/2016
Thứ Bảy
Thi hết môn này

Sáng


.