Thứ Bảy, 19 tháng 12, 2020

HỒ CHÍ MINH - NGƯỜI VIỆT NAM NGHÈO NHẤT


 Đôi mắt Bác ánh lên niềm tin của cả dân tộc Việt Nam...

Thi thoảng, trong đời sống công chức, chúng ta vẫn thường làm một việc không lấy gì làm mới mẻ: Kê khai tài sản. Nhìn bản Kê khai, ta lại mủi lòng: Sao mãi mình vẫn chưa giàu được nhỉ? Và rồi, ta lại được an ủi. Hóa ra ta vẫn chưa phải là người nghèo nhất. Ngay cả một người nông dân chân lấm, tay bùn, ở dưới đáy xã hội, nhưng vẫn có mảnh vườn, cái ao, hay chí ít cũng có con lợn, con gà. Nghĩa là vẫn có tài sản. Chỉ duy nhất một người dường như không có gì cả, một người nghèo nhất nước. Người đó là Bác Hồ, Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Lục lọi trong tiểu sử Bác, đến cả nhà riêng của Người, ta thấy Người có gì? Một tấm áo kaki, đôi dép cao su, chiếc quạt bằng lá cọ… Vật chất là thế đấy. Còn tinh thần ư? Bác cũng là người duy nhất không có bất kỳ các loại Huân, Huy chương gì, đến cả sơ đẳng nhất là Bằng khen, Giấy khen, Người cũng không có. Bác còn là người nghèo nhất cả trong cõi riêng tư. Đồng chí Vũ Kỳ, Thư ký riêng của Bác kể lại, có những đêm, khuya rồi, Bác đã tắt đèn, nhưng trong phòng vẫn có tiếng đài. Đồng chí Vũ Kỳ tưởng Bác đã ngủ, rón rén đến tắt. Bác ngăn lại: “Đừng… Cứ để thế cho căn phòng Bác nó ấm, vì có tiếng người, tiếng phụ nữ…”

Ôi! Đài Tiếng nói Việt Nam! Vinh quang biết bao! Hạnh phúc biết bao khi Đài đã trở thành người bạn đường, người sẻ chia, an ủi Bác, trong những khoảnh khắc Người cô đơn nhất!

Nghĩ đến Bác, ngay cả một người bất hạnh đến cùng cực, cũng thấy được an ủi, sẻ chia. Hóa ra mình cũng vẫn chưa phải là người bất hạnh nhất. Một người nghèo nhất nước như Bác, nhưng lại để cho chúng ta một di sản đồ sộ. Đó là một đất nước độc lập, toàn vẹn, một sự nghiệp Cách mạng chói ngời, một tấm gương trong sáng và lối sống cao đẹp đến tinh khiết.

Ta hiểu vì sao Bác luôn quan tâm đến những người nghèo, người lao động. Bác luôn hướng đến người lao động. Bác đặt tên Đảng là Đảng Lao động Việt Nam. Nghĩa là Đảng của tất cả mọi người, vì ai mà chẳng là người lao động. Bác còn dành lương mua quà cho người nghèo. Vào những dịp tết đến, xuân về, Bác thường chọn những gia đình nghèo nhất để đến thăm và chúc Tết.

Chuyến thăm rất bí mật, không báo trước để địa phương nghênh đón, rồi tuyên truyền, đưa tin. Thường chỉ có Bác và đồng chí Vũ Kỳ. Một chị lao công, ở trong khu hẻm nhỏ, đêm 30 Tết còn đi gánh nước thuê. Bàn thờ trống hoang, không có cả nải chuối, tấm bánh. Tết đến với mọi nhà, nhưng Tết lại quên căn nhà chị.

Bởi thế, chị bàng hoàng đến sửng sốt, buông rơi cả hai thùng nước, khi thấy Bác đột ngột xuất hiện trong căn nhà tồi tàn của mình: “Trời ơi, Bác…Gia đình cháu khổ lắm…Cháu không ngờ Bác lại đến với cháu..”. “Thế Bác không đến với cháu thì Bác còn đến với ai?…”. Chị bật khóc. Và Bác cũng khóc. Đó là một trong những cái Tết cuối cùng của Bác trong ký ức của đồng chí Vũ Kỳ.

Dân còn nghèo như thế, nên Bác sống rất đạm bạc tằn tiện. Bữa ăn của Người là bữa ăn của một nông dân nghèo. Tiếp khách quốc tế, Bác vẫn mang trang phục của một người nông dân nghèo. Bộ quần áo nâu và đôi dép cao su. Một đồng chí cán bộ tỉnh ái ngại: “Thưa Bác, Bác thay mặt cho Đảng, cho Dân, Bác vất vả thế này, có khi bạn bè quốc tế lại trách Đảng trách Dân không chu toàn với Bác…”.

Bác cười điềm đạm: “Bác sống thế này mà ở dưới, có chú còn nhũng nhiễu làm khổ dân. Bác mà sống xa hoa thì ở dưới các chú đục khoét hết của dân à?”

Cuộc đời của Bác, nếp sống của Bác là một bài học lớn cho các cán bộ cấp dưới. Ta hiểu vì sao trong những năm chiến tranh, đất nước loạn lạc, mà xã hội lại rất thanh bình, lòng dân không ly tán. Ra đường không lo trấn lột. Về nhà không sợ trộm cắp. Cũng không có tham nhũng, đĩ điếm. Một đời sống lành mạnh giữa một bầu khí quyển trong veo.

Một người suốt đời sống vì dân, lo cho dân, ngay trong những giây phút cuối cùng giã từ cõi đời, phần nói về mình, Về việc riêng, Người cũng chỉ dành cho mình đúng 79 chữ. 79 chữ tổng kết cả một đời người 79 năm, trong một ít chữ phong phanh ấy, Người cũng lại chỉ canh cánh lo cho dân, không muốn tổ chức tang lễ điếu phúng linh đình để đỡ tốn thời giờ và tiền bạc của dân.

Chúng ta đang học tập tấm gương Đạo đức và Tư tưởng Hồ Chí Minh. Nhưng thế nào là Tư tưởng Hồ Chí Minh? Tôi cũng đã theo học và nghiên cứu. Có rất nhiều định nghĩa. Nhưng cũng không ít những quan niệm áp đặt và chủ quan. Nói về Tư tưởng Hồ Chí Minh, có lẽ không có ai nói hay hơn và chuẩn xác hơn cựu Tổng Bí thư Đỗ Mười. Mà ông cụ lại nói vo ở Hội Nhà văn, nói suốt 4 giờ liền về nhiều vấn đề mà giới văn chương rất tâm đắc.

Khi bàn về Tư tưởng Hồ Chí Minh, cụ Đỗ Mười đưa ra một định nghĩa rất ngắn mà vô cùng chuẩn xác: “Tư tưởng Hồ Chí Minh là gì? Là Việt Nam hóa tất cả những tư tưởng tiên tiến nhất, đặc sắc nhất của nhân loại và biến chúng thành hiện thực ở Việt Nam!”

Quả đúng như vậy. Ta có thể tìm thấy trong những câu nói bất hủ của Người, những kinh nghiệm được đúc kết của rất nhiều thời đại. Và một trong những bài học sâu sắc Người để lại cho chúng ta là sự chiêm cảm tinh vi đến chuẩn xác và nghệ thuật dùng người. Đây chính là một bí mật của Bác mà chúng ta cần nghiên cứu, khám phá. Bác có tầm nhìn rất xa và rất chuẩn xác.

Năm 1941, Bác có bức tranh, vẽ cây kèn, con số 1945 cùng câu thơ “Việt Nam Độc lập thổi kèn loa”. Sau quả đúng như vậy. Và như thế, Bác đã “nhìn” thấy ngày Độc lập từ năm 1941. Sau này Người cũng đoán chuẩn xác năm giải phóng Sài gòn. Tối 30/4/1960, trong diễn văn chào mừng Quốc tế Lao động tại Nhà hát Lớn Hà Nội, có một dòng rất đặc biệt, lúc đó Người đã giấu đi bằng một nét gạch xóa, nhưng vẫn còn được lưu giữ trong Bảo tàng Hồ Chí Minh “…Cùng lắm cũng chỉ 15 năm nữa, nước nhà sẽ thống nhất, đồng bào Nam, Bắc sẽ sum họp một nhà…”. 15 năm nữa…” tính từ thời điểm năm 1960 thì đúng là năm 1975. Rất chuẩn xác. Bởi thế, có người coi Bác như một vị Thánh.

Tài nhất là nghệ thuật dùng người. Đây chính là mấu chốt quyết định sự thắng lợi của Cách mạng. Năm 1946, khi phải rời Tổ Quốc, Người lại trao toàn quyền điều hành đất nước cho cụ Huỳnh Thúc Kháng và chỉ dặn một câu: “Dĩ bất biến ứng vạn biến”. Với một nhà Nho uyên thâm như cụ Huỳnh, chỉ nói thế là đủ.

SƯU TẦM


NHỮNG CÂU CHUYÊN VỀ CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH XEM TẠI ĐÂY : 

https://www.youtube.com/channel/UC7h8gDAgKvjiN3fCotYGKog



Chủ Nhật, 6 tháng 12, 2020

ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU ĐẢNG BỘ TPHCM LẦN XI

 



Đại hội đại biểu Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025 tiến hành từ ngày 14 tháng 10 năm 2020 đến ngày 18 tháng 10 năm 2020 đã làm việc khẩn trương, nghiêm túc, ý thức trách nhiệm cao, dân chủ, đoàn kết, đổi mới. Sau khi thảo luận Báo cáo chính trị, Báo cáo kiểm điểm về trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố khóa X, nhiệm kỳ 2015 - 2020, Báo cáo tổng hợp ý kiến của tổ chức đảng các cấp, cán bộ, đảng viên và Nhân dân thành phố đóng góp vào dự thảo các Văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng và dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội đại biểu Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; tiếp thu phát biểu chỉ đạo của đồng chí Thủ tướng Chính phủ và thảo luận tại Đại hội; bầu Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố khóa XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025 và bầu Đoàn đại biểu đi dự Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố

QUYẾT NGHỊ

Thứ Năm, 3 tháng 9, 2020

TỰ HÀO TỔ QUỐC CỦA TÔI!


Thương yêu quá đất Việt của tôi ơi!
Bao chiến sĩ ngày đêm gồng mình lên chống dịch
Toàn dân tộc vẫn một lòng bất khuất
Cùng chung tay ta chống dịch cô- vi


Mấy ngày nay toàn quốc vẫn khắc ghi
Theo chỉ đạo của chỉ huy cao cấp
Hãy ở yên nhà và tránh xa tụ tập
Để các chiến sĩ ta yên tâm chiến đấu tuyến đầu


Không có việc gì tốt nhất chẳng đi đâu
Tự giãn cách giữ cho mình sức khoẻ
Đà Nẵng của chúng ta là một thành phố trẻ
Hãy kiên cường chúng ta sẽ thành công


Cả nước mình mỗi người một chút công
Cùng góp sức cùng chung tay chống dịch
Mỗi ngày nghe ở phía trung tâm dịch
Các ca bệnh tăng là lòng bứt rứt không yên


Thương các chiến sĩ vẫn thầm lặng ngày đêm
Quên thân mình hy sinh cho tổ quốc
Cả chặng đường chông gai vẫn còn đang phía trước
Chúng ta đồng lòng theo bước của chỉ huy


Chỉ thị đưa ra, ta cố gắng khắc ghi
Vì chiến thắng cô- vi, vì tự hào dân tộc
Theo tiếng gọi của non sông đất Việt
Chúng ta nguyện một lòng theo Đảng chỉ huy


Quyết tâm chiến đấu thắng giặc cô vi
Rạng danh đất Việt gian nguy không chùn.

HTN

Sưu tầm từ trang https://ketnoicamxuc.com/tu-hao-to-quoc-cua-toi/

Thứ Năm, 20 tháng 2, 2020

Phân công công tác của Thủ tướng và các phó thủ tướng chính phủ


Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa ký Quyết định số 235/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung Quyết định số 1527/QĐ-TTg ngày 1-8-2016 về việc phân công công tác của Thủ tướng và các phó thủ tướng Chính phủ.
----------------------------
Theo Quyết định số 235/QĐ-TTg, bổ sung phân công công tác đối với Thủ tướng Chính phủ, các phó thủ tướng Chính phủ như sau:
1. Thủ tướng Chính phủ:
- Trực tiếp chỉ đạo, điều hành khối kinh tế tổng hợp gồm: kế hoạch; tài chính, giá cả; tiền tệ, ngân hàng; thị trường vốn, thị trường chứng khoán; các nguồn đầu tư tài chính; dự trữ nhà nước; dự báo và chính sách điều hành kinh tế vĩ mô.
- Theo dõi và chỉ đạo: Bộ Kế hoạch và đầu tư, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, Bảo hiểm Tiền gửi.
- Làm nhiệm vụ: Chủ tịch Hội đồng tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia; trưởng Ban Chỉ đạo trung ương về cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và ưu đãi người có công.
2. Phó thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình:
- Giúp Thủ tướng Chính phủ theo dõi, chỉ đạo các lĩnh vực công tác: sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước.
- Theo dõi và chỉ đạo: Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
- Làm nhiệm vụ: trưởng Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp; trưởng Ban Chỉ đạo xử lý các tồn tại, yếu kém của một số dự án và doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành công thương.
3. Phó thủ tướng Phạm Bình Minh:
- Giúp Thủ tướng Chính phủ theo dõi, chỉ đạo các lĩnh vực công tác: hội nhập kinh tế quốc tế; theo dõi, chỉ đạo đàm phán và thực hiện các Hiệp định kinh tế song phương và đa phương; cơ chế một cửa ASEAN, cơ chế một cửa quốc gia và tạo thuận lợi thương mại.
- Làm nhiệm vụ: Chủ tịch Ủy ban chỉ đạo quốc gia về cơ chế một cửa ASEAN, Cơ chế một cửa quốc gia và tạo thuận lợi thương mại.
4. Phó thủ tướng Vũ Đức Đam:
- Giúp Thủ tướng Chính phủ theo dõi, chỉ đạo các lĩnh vực công tác: chính sách tiền lương và bảo hiểm xã hội; xóa đói giảm nghèo.
- Theo dõi và chỉ đạo: Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội.
- Làm nhiệm vụ: trưởng Ban Chỉ đạo trung ương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững; phó trưởng Ban thường trực Ban Chỉ đạo trung ương về cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và ưu đãi người có công.
5. Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng:
- Giúp Thủ tướng Chính phủ theo dõi, chỉ đạo các lĩnh vực công tác: phát triển các loại hình doanh nghiệp; kinh tế hợp tác, hợp tác xã.
- Làm nhiệm vụ: trưởng Ban Chỉ đạo trung ương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; trưởng Ban Chỉ đạo đổi mới, phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã.
Trước đó, Bộ Chính trị đã có Quyết định số 1818-QĐNS/TW ngày 7-2-2020 điều động ông Vương Đình Huệ, ủy viên Bộ Chính trị, ủy viên Ban Cán sự Đảng Chính phủ, phó thủ tướng Chính phủ thôi tham gia Ban Cán sự Đảng Chính phủ, phân công tham gia Ban chấp hành, Ban Thường vụ và giữ chức Bí thư Thành ủy Hà Nội nhiệm kỳ 2015-2020.
SƯU TẦM
.